https://www.ghehongngoai.com
Hạnh Phúc
Khỏe là Hạnh phúc
Xem giỏ hàng
Thanh toán
Divivu.com | Cộng đồng | Trợ giúp
{ Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu}
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
My status Tư vấn
Liên kết website
Tỷ giá - Ngoại tệ
Tỷ giá Phí vận chuyển
Ngoại tệ Mua vào Bán ra
USD 23075 23245
EUR 24960.98 26533.06
GBP 29534.14 30656.9
JPY 202.02 214.74
AUD 15386.41 16131.86
HKD 2906.04 3028.6
SGD 16755.29 17427.08
THB 666.2 786.99
CAD 17223.74 18058.21
CHF 23161.62 24283.77
DKK 0 3531.88
INR 0 340.14
KRW 18.01 21.12
KWD 0 79758.97
MYR 0 5808.39
NOK 0 2658.47
RMB 3272 1
RUB 0 418.79
SAR 0 6457
SEK 0 2503.05
(Nguồn: Ngân hàng vietcombank)
Giá vàng
Loại Mua vào Bán ra
Vàng SJC
Vàng SBJ
(Nguồn: Sacombank-SBJ)
Kết quả
Tin mới đăng
Tự chữa bệnh bằng
Đông Y & Kinh mạch
Quảng cáo - Đối tác
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập 20.916
Tổng số Thành viên 0
Số người đang xem 7
Đông Y & Kinh mạch

Đăng ngày: 12/05/2019 02:56
    Mạch còn gọi là bát mạch là tám đường lớn chứa chân khí trong con người. Các mạch cắt ngang các đường kinh để tăng cường sự liên kết và lưu thông khí huyết.

ĐÔNG Y VÀ KINH MẠCH

Xin quý khách kiên nhẫn đọc hết bài viết này

hầu thấy rõ cái hay của bài cuối cùng.

Để kết hợp với  Ghế xông hồng ngoại

—oOo—

Mạch (Đông y)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mạch còn gọi là bát mạch là tám đường lớn chứa chân khí trong con người. Các mạch cắt ngang các đường kinh để tăng cường sự liên kết và lưu thông khí huyết. Tám mạch bao gồm:

1. Đốc mạch ở sau lưng, quản trị các kinh dương bắt đầu từ bộ phận sinh dục chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu rồi vòng xuống đến nhân trung.

2. Nhâm mạch ở phía trước, chịu trách nhiệm các kinh âm đi từ môi xuống ngực bụng rồi tới bộ phận sinh dục.

3. Xung mạch còn gọi là huyết hải kiểm xoát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân.

4. Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương.

5. Âm kiêu mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.

6. Dương kiêu mạch bắt đầu từ gót chân theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại sau gáy.

7. Âm duy mạch từ gót chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.

8. Dương duy mạch từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt.

+++++++++++++++++

Luận về 2 mạch Nhâm Đốc theo khoa Luyện Đơn

Nhâm mạch là «Âm Kinh chi Hải». Đốc mạch là «Dương Kinh chi Hải»

Lý Thời Trân trong quyển Tố Hồ Mạch Quyết viết: «Hai mạch Nhâm Đốc là 2 hướng Tí Ngọ trong người, theo Đơn Gia thì là đường thăng giáng của Dương Hỏa và Âm Phù, và là nơi Khảm Li giao cấu.»

Thôi Hi Phạm, trong quyển Thiên Nguyên Nhập Dược Cảnh viết: «Qui Căn Khiếu, Phục Mệnh Quan, Quán Vĩ Lư, thông Nê Hoàn.»

Du Diễm khi chú Tham Đồng Khế có viết:

«Nhân thân khí huyết, vãng lai, tuần hoàn, ngày đêm không ngừng.

Sách thuốc có 2 mạch Nhâm Đốc. Ai thông được 2 mạch ấy, thì mọi mạch đều thông.»

Huỳnh Đình Kinh viết: «Tất cả đều từ Tâm nội vận Thiên Kinh, ngày đêm giữ nó sẽ trường sinh» Thiên Kinh là Đường Hoàng Đạo trong ta, hô hấp vãng lai, đều do đó. Vận Vĩ Lư, có thể thông Đốc Mạch, qui nạp tị tức (ngưng thở bằng mũi), có thể thông Nhâm Mạch. Thông 2 mạch đó có thể trường thọ.»

Xem bài link dưới :

http://thantienvietnam.com/index.php/gioi-thieu/282-dao-giao-dao-duc-kinh-khai-linh-p3

+++++++++++++++++++++++

Mạch Nhâm

—oOo—

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mạch Nhâm (任脈) là mạch của của các kinh âm. Trong quan điểm của y khoa cổ truyền phương Đông thì mạch Nhâm cùng với mạch Đốc tạo thành hai mạch chủ trọng trên cơ thể con người (một mạch thâu tóm các kinh dương và một mạch thâu tóm các kinh âm).

Vị trí

Khởi đầu từ huyệt Hội Âm (nơi giao nhau của mạch Nhâm với mạch Đốc), mạch Nhâm đi ngược lên bụng qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa Tương.

Các huyệt đạo

Các huyệt quan trọng thuộc mạch Nhâm là Hội Âm, Trung Cực, Quan Nguyên, Khí Hải, Hạ Uyển, Chiên Trung, Thiên Đột, và Thừa Tương.

Công dụng

Đây là mạch quan trọng trong Đông Y, khí công và võ thuật Phương Đông.

Nhâm mạch: Bắt đầu từ huyệt hội âm (giữa bộ phận sinh dục với hậu môn) theo đường giữa phía trước chạy qua mặt, lên sâu vào 2 con mắt. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải.

Nhâm mạch chủ trị: Bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh tràng vị, bệnh chứng phế và hầu họng, bệnh thần chí, cơ thể suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

++++++++++++++++++++++++

Mạch Đốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mạch Đốc (督脉) là mạch trên cơ thể con người theo y học cổ truyền phương Đông. Mạch Đốc thâu tóm tất cả các kinh dương, là một trong hai mạch quan trọng trên cơ thể con người.

Mô tả

Mạch Đốc bắt đầu từ chỗ huyệt Trường Cường chạy ngược lên theo cột sống, qua giữa gáy lên đỉnh đầu rồi vòng xuống giữa mặt và kết thúc ở huyệt Ngân Giao.

Các huyệt chính thuộc Mạch Đốc là Trường Cường, Yêu Du, Yêu Dương Quan, Mệnh Môn, Huyền Xu, Trung Tích, Trung Xu, Cân Súc, Chí Dương, Linh Đài, Thần Đạo, Thân Trụ,Đào Đạo, Đại Chùy, Á Môn, Phong Phủ, Não Hộ, Cường Gian, Hậu Đình (Hậu Đỉnh), Bách Hội, Tiền Đình (Tiền Đỉnh), Tín Hội, Thượng Tinh, Thần Đình, Tố Liêu, Nhân Trung, Đài Đoan, Ngân Giao.

Công dụng

Đây là bộ mạch tối quan trọng trong chữa bệnh Đông Y và võ thuật truyền thống Phương Đông.

Đốc mạch: Bắt đầu từ hội âm, theo đường giữa phía sau lưng lên đỉnh đầu, đến trán, sống mũi, đến phía ngoài lợi răng trên (huyệt ngân giao) và hoà hợp với nhâm mạch tại đây. Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.

Đốc mạch chủ trị: Bệnh bộ vị đầu mặt, hầu họng và bệnh tâm, phế, tràng vị, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh phát sốt, bệnh thần chí, đại não phát dục không hoàn chỉnh, bệnh thiếu bạch cầu, cơ thể hư suy, thần kinh suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Xem bài link dưới :

http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_l%E1%BA%A1c

+++++++++++++++++++++++++++++++

Huyệt Hội Âm

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hội âm vùng nằm giữa hậu môn và phần ngoài bộ phận sinh dục. Tại đây có huyệt Hội âm, là nơi hội tụ của 3 mạch: mạch Nhâm, mạch Đốc và mạch Xung.

Trong y học cổ truyền phương Đông thì Hội âm được dùng để bấm điều kinh cường thận, thanh lợi thấp nhiệt, chữa các chứng liên quan đến hệ sinh dục, hậu môn và tiết niệu, đặc biệt các chứng như di tinh, hoạt tinh, xuất tinh sớm, rối loạn kinh nguyệt…

Hội âm: Chỗ gặp nhau của tiền âm và hậu âm.

Tên khác: Bình ế.

Vị trí:

Đàn ông thì lấy sau túi dái và trước lỗ đít, đàn bà thì lấy sau chỗ nối của môi lớn và lỗ đít. Chỗ đó bắt đầu của mạch Nhâm, mạch Đốc, mạch Xung.

Mạch Đốc từ Hội âm mà lên lưng, mạch Nhâm từ Hội âm mà lên bụng, mạch Xung từ Hội âm mà đi theo túc Thiếu âm.

Chủ trị:

Trị mọi thứ bệnh trong âm bộ. Tiền âm, hậu âm cùng dẫn đau, viêm âm đạo, viêm niệu đạo, đau dương vật, kinh nguyệt không đều, sa dạ con, viêm tiền liệt tuyến, không thể đái ỉa được, cửa mình sưng đau, trĩ, ngứa gãi trong lỗ đít. Rơi chìm xuống nước tắc thở (chết đuối), bảo người dốc ngược lên cho ra nước, châm bổ ở đó, nước đái và phân ra được thì sống.

Tác dụng phối hợp:

Cùng với khúc cốt trị cơ tròn co thắt, bí đái ỉa.

++++++++++++++++++++++

MẠCH XUNG

1- ĐẶC TÍNH
•+ Biển của 12 kinh (‘Hải Luận’ – LKhu.33).
•+ Biển của Ngü Tạng, Lục Phủ (‘Nghịch Thuận Phì Sấu’ – LKhu.38).
+ Biển của Kinh Mạch (‘Nuy Luận’ – TVấn.44).
+ Chủ về phần khí – là con đường xuất khí của khí (Y Kinh Tinh Nghïa).
+ Kiểm soát khí Huyết toàn thân (Trung Quốc Châm Cứu Học KháiYếu).
+ Liên lạc với mạch Nhâm + Đốc rót khíù vào các kinh Thiếu Âm, hội với kinh Dương Minh và Thái Dương (Nội Kinh Giảng Nghïa).

+ Quan hệ với kinh túc Thiếu Âm và túc Dương Minh. Cùng với Mạch Nhâm + Đốc đều Khởi lên ở bào trung và được gọi chung là “Nhất Nguyên Tam Kz” (Châm Cứu Học Thượng Hải).

+ Quản lý khí huyết của tạng Phủ và liên quan trực tiếp đến việc sinh đẻ (Châm Cứu Học Việt Nam).
Là 1 kinh ở phía sâu bên trong xuất phát từ kinh Thận.
. Có 3 nhánh ở ngực, ở bụng và chi dưới.
. Có tác dụng chuyển tông khí của Thận. Khí này không vận hành đơn độc mà luôn luôn đi với Doanh Khí và Vệ Khí.

. Tông khí có tác dụng điều hòa nhiệt độ và chuyển vận tân dịch đến các cơ khớp (‘Pathog ni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise).

2- ĐƯỜNG VẬN HÀNH

– Khởi từ bào trung (ở bụng dưới), nhập vào hội âm, từ đó tách thành 2 nhánh:
+ 1 nhánh phía sau đi đến mặt trong của cột sống.

+ Nhánh kia ở phía trước, theo mạch Nhâm đến huyệt Quan Nguyên, qua đường kinh Chính Thận ở huyệt Hoành Cốt (Th.11), qua bụng đến tận huyệt U Môn (Th.21). Đường mạch ở bụng này có nhiều nhánh nhập vào kinh cân của trường vị.

– Lên ngực ở huyệt Du Phủ (Th 27) nhánh ngực này có nhiều nhánh toả ra ở liên sườn (TVấn 62).
– Lên họng, hợp với mạch Nhâm ở huyệt Liêm Tuyền (Nh 21).
Lên mặt và vòng quanh môi.
– Từ huyệt Hoành Cốt (Th.11), có 1 nhánh thứ hai chạy xuống mặt trong đùi và dính vào kinh Chính Thận (TVấn 62).
– Xuống bắp chân, mắt cá chân trong và bờ trong bàn chân. Mạch này có nhiều nhánh lan ra nhiều vùng khác nhau của chi dưới.

– Từ huyệt Hoành Cốt (Th 11) có một nhánh khác đi qua Khí Xung (Vi 30), xuống bắp chân, mắt cá chân trong, đến ngón chân cái (TVấn.62), trở lại đến mắt cá chân trong.
– Liên hệ với các huyệt: Hoành Cốt (Th.11), Đại Hách (Th.12), Khí huyệt (Th.13), Tứ Mãn (Th.14), Trung Chú (Th.15), Hoang Du (Th.16), Thương Khúc (Th.17), Thạch Quan (Th.18), Âm Đô (Th.19), Thông Cốc (Th.20) và U Môn (Th. 21).

3- BIỂU HIỆN BỆNH LÝ

+ Ho, suyễn, động ứng ở tay (‘Cử Thống Luận’ – TVấn.39).
+ Lưng đau, sốt. Nhiệt nhiều thì buồn phiền, dưới thắt lưng như có thêm cây nằm ngang bên trong. Bệnh nặng thì sinh ra tiểu dầm (‘Thích Yêu Thống’ – TVấn 41).
+ Khí nghịch mà cấp (Nan 29).
+ Đái dầm, sán khí, tâm thống, tiểu không thông, họng khô (Châm Cứu Học Giảng Nghïa).

+• Ngực và thượng vị đau, ngực đầy, phiền, ngực có kết khối, ăn vào thì ói ra, tích thức ăn và rượu, ruột sôi, đại tiện lỏng, ngăn nghẹn, hông sườn đầy trướng, vùng bụng và rốn đau, trường phong hạ huyết, sốt r t, nhau thai không ra, sinh xong bị hôn mê (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4- ĐIỀU TRỊ

-• Khi mạch Xung bị rối loạn, châm huyệt Quan Nguyên (Nh 3) (‘Nghịch Điều Luận’ – TV 34).
-• Thích tán mạch tại khe thịt trước xương gối, tức là thúc mạch, thích 3 nốt (huyệt Địa cơ – Tz 8) (‘Thích Yêu Thống’ – TVấn.40).
-• Cách chung có thể dùng huyệt Công Tôn (Tz 4) vì đây là một trong Bát Hội huyệt giao với mạch Xung.
Sách ‘Pathog ni Et Pathologie En Ergetiqu s En M decine Chinoise’ diễn giải như sau:
1-Tà Khí Nhập Vào Nhánh Ngực và Mặt Qua Đường Kinh Cân Của Vùng Này.

+ Triệu chứng: miệng và müi khô, đôi khi đau vùng chấn thủy và khó thở, có cảm giác khí nghịch, mất tiếng và nghẹn.
+ Điều trị: dùng thủ pháp châm Lạc mạch: châm huyệt U Môn (Th.21), Thiên Đột (Th.22), và các A Thị Huyệt ở ngực. Có thể thêm huyệt của mạch Xung ở ngực là huyệt Đại Bao (Ty.21) và Uyên Dịch (Đ.22).

2-Tà Khí Xâm Nhập Trực Tiếp Vào Nhánh Lên Của Xung Mạch Ở Mặt Trong Chân.
+ Triệu chứng: bàn chân lạnh lên đến gối, đôi khi đau và bị vọp bẻ ở mặt trước đùi và bắp chân, háng đau.

+ Điều trị: dùng thủ pháp châm Lạc mạch theo Linh Khu: châm huyệt Khí Xung (Vi.30) nếu đau ở háng. Chân lạnh, chân đau, chuột rút: châm huyệt Nhiên Cốc (Th.2), Thái Khê (Th.3), Đại Đô (Ty.2), Hành Gian (C.2), Tam Âm Giao (Ty.6). Các huyệt này là nơi hội của mạch Xung.

3-Tà Khí Xâm Nhập Vào Mạch Xung Qua Ngõ Kinh Thái Dương
Nói cách khác: tà khí xâm nhập vào mạch Xung qua huyệt Thận Du (Bq.23).
Theo thiên ‘Phong Luận’ Tố Vấn 42 thì:
*Tà khí nhập vào mặt, thường là vào kinh Dương Minh trước rồi tà khí chuyển đến huyệt Tinh Minh (Bq.1), sau đó đi xuống đến huyệt Thận Du (Bq.23).
* Nếu tà khí nhập vào cổ, thường là qua huyệt Phong Phủ (Đc.16), chuyển xuống kinh túc Thái Dương ở huyệt Phong Môn (Bq.12) và đi xuống huyệt Thận Du.
* Tà khí nhập vào trường vị (do ăn uống), nó theo kinh Dương Minh đến khóe trong mắt ở huyệt Tinh Minh (Bq.1) và rồi đi xuống huyệt Thận Du.
* Tà khí tấn công kinh Cân Thái Dương rồi nhập vào kinh chính cùng tên qua huyệt Tỉnh và Du rồi sẽ đi đến huyệt Thận Du.
Như vậy, dù vào bằng ngã nào, tà khí đều nhập vào Thận và mạch Xung qua huyệt Thận Du với cảm giác lưng đau, cột sống đau, cơ thể nặng…

-Điều Trị: + Tà khí ở Tạng (Thận): theo Nội Kinh, phải châm huyệt Vinh và huyệt Du + Huyệt Mộ và Bối Du huyệt tức là: Nhiên Cốc (Th.2 – Vinh), Thái Khê (Th.3 – Du), Kinh Môn (Đ.25- Mộ của Thận), Thận Du (Bq.23 – Bối Du).

+ Tà khí ở Phủ: theo Nội Kinh: châm huyệt Hợp + Du và Mộ: Túc Tam L{ (Vi.36 Hợp của Vị), Thượng Cự Hư (Vi.37 – Hợp của Đại trường), Đại Trường Du (Bối Du), Thiên Xu Vi.25 – Mộ của Vị).

+ Tà khí ở mạch Xung: châm huyệt Lạc (theo thiên ‘Bách Bệnh Thỉ Sinh’ – Linh Khu 66): Nội Quan (Tb.6), Ngoại Quan (Ttu.5), Thông L{ (Tm.5), Liệt Khuyết (P.7), Chi Chánh (Ttr.7), Thiên Lịch (Đtr.6).

4- Tà Khí Xâm Nhập Vào Mạch Xung Qua Ngõ Mạch Đốc.
Tà khí xâm nhập trực tiếp vào huyệt Phong Phủ (Đc.16) và đến ngày 21 nó chuyển đến xương cùng. Vào ngày thứ 22 nó chuyển vào mạch Xung để đi sâu vào 5 Tạng.

Sự liên hệ giữa mạch Đốc và mạch Xung qua nhánh sau của mạch Xung, ở mặt trước cột sống, được gọi là ‘Biển của Kinh Mạch’. 
+ Điều Trị: theo nguyên tắc điều trị Tạng: châm huyệt Vinh và Du vì tà khí thường đi qua 2 huyệt này. Đồng thời châm thêm huyệt Mộ.

Không châm Bối Du huyệt vì trong trường hợp này tà khí từ mạch Đốc chứ không phải ở kinh Thái dương đến.
Thí dụ: bệnh ở Tz chuyển vào Xung Mạch.

Châm huyệt Vinh và Du của Tz kinh + Mộ huyệt của Tz, kết hợp với huyệt của mạch Xung: Đại Đô (Ty.2), Thái Bạch (Ty.3), Chương Môn (C.13), Đại Hách (Th.12), và Khí Xung (Vi.30).

+++++++++++++++++

Một số đường mạch liên quan đến sức khỏe phụ nữ

Theo lý luận của Đông y, 4 mạch Xung, Nhâm, Đốc và Đới có quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp chỉ đạo các hoạt động trong suốt quá trình phát dục, phát triển cơ thể, thai nghén, sinh sản, tạo sữa nuôi con, hành kinh, tắt kinh…

Sinh lý học của cơ thể con người theo Đông y không ngoài sự hoạt động của âm dương, nhưng do chức năng sinh sản mà có sự khác biệt về giới tính. Để đảm bảo được nhiệm vụ đặc thù đó, cấu tạo cơ thể của nam và nữ có sự khác biệt về cơ quan sinh sản để đáp ứng phù hợp với từng thời kỳ trong quá trình phát dục, kinh nguyệt, thụ thai, sinh sản và nuôi con.

Sách nội kinh viết: “Con gái 7 tuổi, thận khí thịnh, răng thay tóc dài; 14 tuổi mạch nhâm thông, mạch xung thịnh, kinh nguyệt bắt đầu ra, có thể sinh con…; 21 tuổi thận khí thịnh, cơ thể phát triển hoàn thiện sung sức, răng mọc đủ, tóc dài…; 35 tuổi mạch dương minh suy, da mặt bắt đầu thay đổi, sạm da, tóc kém mượt và bắt đầu rụng…; 42 tuổi ba mạch dương đều suy, da mặt sạm khô, tóc bắt đầu bạc…; 49 tuổi mạch nhâm hư, mạch xung suy, kinh túc thiếu âm thận giảm, mạch xung và mạch nhâm không thông, kinh nguyệt hết, không còn khả năng chửa, đẻ”.

Mạch xung là bể của 12 kinh mạch, quản lý khí huyết của các cơ quan nội tạng (Nội kinh viết: “Xung vi huyết hải”). Mạch xung cùng với mạch nhâm điều hành quá trình duy trì, phát triển thai, sản của phụ nữ. Những biểu hiện bệnh lý của mạch xung gồm kinh nguyệt không đều, khí hư, đái dầm, không sinh đẻ được, thoát vị, khí từ bụng dưới thông lên ngực làm đau vùng tim, tiểu tiện bí. Mạch xung có liên quan nhiều đến các bệnh bụng, ngực đau cấp, suyễn.

Mạch nhâm có nhiệm vụ điều hòa phần âm của toàn thân, cùng với mạch xung điều hành quá trình duy trì, phát triển thai, sản của phụ nữ, và có liên quan trực tiếp đến việc sinh đẻ. Mạch nhâm có liên quan nhiều đến các bệnh thoát vị (ở nam giới), khí hư, tích báng (u nang), khó hoặc không chửa đẻ được.

Mạch đốc có tác dụng điều chỉnh và gây phấn chấn dương khí toàn thân, đảm bảo sự liên hệ giữa thận với huyệt Mệnh môn để duy trì dương khí của cơ thể. Mạch đốc còn có nhiệm vụ liên lạc với kinh Can (Gan). Những biểu hiện bệnh lý của mạch đốc gồm cột sống cứng hoặc mềm yếu quá, vận động khó khăn, nếu bệnh nặng thì co cứng như uốn ván, hoặc đầu váng, lưng đau.

Mạch đới có tác dụng điều phối hoạt động của các đường kinh, làm cho chúng đi đúng đường. Đường mạch này cũng có quan hệ với kinh nguyệt. Những biểu hiện bệnh lý của mạch đới gồm bụng đầy chướng, lưng lạnh, có liên quan đến khí hư, hoặc chân teo liệt.

Các huyệt vị trên 4 mạch xung, nhâm, đốc, đới liên quan nhiều đến sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, đặc biệt là quá trình phát dục, thai nghén và sinh sản. Do đó, trong quá trình phát triển phát dục đến lúc trưởng thành (từ 7 đến 21 tuổi), nữ giới cần chú ý trong lao động, luyện tập không tác động quá mức đến đường đi của các mạch này, làm ảnh hưởng đến chúng và đến mối liên quan giữa các kinh mạch trên cơ thể, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc về thể lực, vóc dáng, thẩm mỹ và quá trình thai sản.

Đặc biệt, đối với phụ nữ, những biến động theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình chửa, đẻ, nuôi con… luôn có tác động và ảnh hưởng nhiều đến khí, huyết, tinh thần. Nếu gặp một trong những yếu tố tâm sinh lý bất thường, như thất tình hoặc phòng dục quá độ, sẽ khiến khí huyết suy tổn, gây ra bệnh tật và cũng tạo cơ hội thuận lợi cho các nguồn bệnh bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

 Mạch xung: từ bào cung (dạ con) vào cột sống, nhánh nông đi từ huyệt Hội âm ra huyệt Khí xung, cùng kinh Thiếu âm thận lên rốn, lên phân bố ở ngực, tụ lại ở họng, cuối cùng là vòng quanh môi.
– Mạch nhâm: từ huyệt Hội âm qua huyệt Mao tế, Quan nguyên, lên thanh quản, cằm, mặt rồi đi vào trong mắt.
– Mạch đốc: từ huyệt Hội âm, qua huyệt Trường cường, dọc theo cột sống lên huyệt Phong phủ, vào não, lên đỉnh đầu (huyệt Bách hội), sang trán, lên mũi rồi kết thúc ở chân răng hàm trên (huyệt Nhân trung).
– Mạch đới: Bắt đầu từ dưới bờ sườn, đi chếch xuống huyệt Đới mạch, rồi vòng quanh bụng.

BS Trần Văn Bản, Sức Khỏe & Đời Sống

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

+++++++++++++++++++

Kích thích đốc và nhâm mạch để thân thể khỏe mạnh.

Tám năm trước sau khi tôi đăng bài về cách thở bằng hậu môn, những thư tịch cũng viết cách thở bằng hậu môn đua nhau ra đời. Nhưng lý do vì sao cách thở này có thể hiệu quả thì các thư tịch đều không đăng rõ. Điều này có lý do của nó. Bởi vì nó chỉ được bí truyền trong các đồ đệ của Đạo gia. Cuốn sách này sẽ trình bày rõ mối quan hệ nhân quả của hiệu lực này.

Trước khi trình bày hãy làm lại chính xác một lần cách thở bằng hậu môn. Nhưng lần này phải dùng bàn tay đặt nhẹ nhẹ lên 2 – 3 phân vuông ở xương  cụt cột sống. Khi thở sẽ cảm giác thấy bộ vị bàn tay hơi hơi di động lên xuống, là vì đây là nơi tập trung rất nhiều thần kinh. Đối vơi thân thể, đây là nơi của những kinh lạc quan trọng và cũng là nơi có nhiều huyệt quan trọng có quan hệ với nội tạng.

Nhâm mạch chạy từ 2 – 3  phân trước hậu môn, qua rốn, hốc tim và trung tâm mặt chính của cơ thể, lại qua kinh lạc chạy từ họng tới môi.

Hai đường kinh lạc này ( đường thông lộ có huyệt) khi kích thích vào hậu môn, đồng thời cũng bị kích thích làm cho khí được tuần hoàn tạo ra, năng lực cho “cách thở hồi xuân”. Do thực hiện “ cách thở hồi xuân” ảnh hưởng vào nội thể tạo thành một đường về có thể làm cho dòng điện (khí) đi qua thuận lợi. Cũng tức là nói rằng: Không ngừng dùng “cách thở hồi xuân”, kích thích Đốc mạch làm cho kinh lạc này nối liền nhau, khi được tuần hoàn, tạo thân thể khỏe mạnh.

Hơn nữa, trên Đốc mạch và Nhâm mạch có rất nhiều huyệt có thể ngăn ngừa và chữa khỏi tất cả các bệnh tật của con người, cho nên, một cách vô ý thức, tất cả các cơ quan nội tại cùng nhận được kích thích mà linh hoạt phát huy tác dụng.

Đó là điều bí mật làm cho “ cách thở hồi xuân” có hiệu quả to lớn. Đã biết được bí mật của cách thở này thiết nghĩ nên hăng hái luyện tập xem ! Mỗi ngày chỉ cần 5 phút là đủ. Bây giờ hãy bỏ sách xuống thừa lúc còn chưa quên, khẩn chương bắt tay vào tập.

Thuật hồi xuân cho nam nữ

Tham khảo tập theo video :  http://youtu.be/57IkIH7yAvQ

—oOo—

Mời bạn xem video kèm theo

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận